Kinh hoàng xe container sang đường ẩu, chạy ngược chiều bất chấp nguy hiểm
Cụ thể, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng mức đầu tư khoảng gần 62 tỉ USD. Tương tự các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội tổng mức đầu tư trong tương lai khoảng 37 tỉ USD; mạng đường sắt đô thị tại TP.HCM sẽ khoảng 12,6 tỉ USD. Đây cũng là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước nếu biết nắm bắt.Kiểu tóc buộc phong cách Hàn Quốc dành cho nàng khi chưa biết để kiểu tóc nào
Và nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thêm một bản sao gien bảo vệ chống lại ung thư so với nam giới, theo Daily Mail.
Obelisk Gaming - Phòng game 'lớn nhất Củ Chi' lấy cảm hứng từ Vua Trò Chơi
Tại Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long, các nhân viên y tế phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh nhân N.T.T, ngay lập tức tiến hành mời hội chẩn khẩn Đơn vị Đột quỵ. Sau khi xem xét và đánh giá các biểu hiện của người bệnh, các bác sĩ đã chỉ định chụp MRI não, kết quả cho thấy người bệnh bị nhồi máu não cấp vùng thân não, cầu não, dạng rải rác 2 bán cầu giờ thứ nhất. Ngày 11.1, bác sĩ chuyên khoa Lữ Hữu Tuấn -Trưởng khoa Nội Thần Kinh - Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, nhờ được phát hiện sớm trong giờ đầu tiên kể từ khi khởi phát triệu chứng đột quỵ, người bệnh đã được chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết với mục tiêu làm tan huyết khối, khơi thông mạch máu não bị hẹp, tắc. Sau 1 giờ sử dụng thuốc rTPA, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, không còn cảm thấy chóng mặt, tình trạng yếu nửa người bên phải cũng cải thiện tốt. Chỉ sau 24 giờ, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn, có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường.Tương tự, bệnh nhân H.T.H (56 tuổi, ở Hậu Giang) đang được theo dõi điều trị tại Khoa Nội Nội tiết của Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long với tiền căn tăng huyết áp, tiểu đường. Buổi sáng sau khi thức dậy và vệ sinh cá nhân thì bà đột ngột nói đớ, đau đầu và yếu nửa người bên phải. May mắn là người nhà và các bác sĩ Khoa Nội tiết đã phát hiện sớm và lập tức tiến hành hội chẩn khẩn cùng Đơn vị Đột quỵ. Qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nhận định đây là biểu hiện của một cơn đột quỵ não, do đó người bệnh đã được chỉ định chụp MRI não để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Kết quả MRI não cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não cấp bán cầu não trái giờ thứ nhất. Ngay sau đó, bệnh nhân nhanh chóng tiến hành sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, nói nghe rõ hơn, giảm tình trạng yếu nửa người bên phải, cải thiện sức cơ. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn, có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường và được xuất viện.Bác sĩ Tuấn cho biết, những người đang mắc bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường dù đang điều trị vẫn có nguy cơ xảy ra tình trạng đột quỵ. Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ và nếu có những dấu hiệu của đột quỵ như đột ngột méo miệng, nói khó, yếu liệt tay chân..., thì đến ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng”.Hiện nay có 2 phương pháp cấp cứu đột quỵ phổ biến là tiêm thuốc tiêu sợi huyết và phẫu thuật lấy huyết khối. Tiêm thuốc tiêu sợi huyết có tác dụng làm tan cục máu đông làm tắc dòng chảy mạch máu não (là nguyên nhân gây ra đột quỵ não). Thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) được chứng minh có vai trò quan trọng trong cấp cứu đột quỵ, giảm tỷ lệ biến chứng tàn tật do đột quỵ gây ra. Tuy nhiên, để thuốc tiêu sợi huyết đạt được hiệu quả tối đa, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời và chỉ định tiêm thuốc trong vòng 4,5 giờ đầu tiên kể từ khi khởi phát các triệu chứng đột quỵ.
14 giờ sau vụ tai nạn lao động kinh hoàng tại thủy điện Đăk Mi 1 (xã Đăk Choong, H.Đăk Glei, Kon Tum), 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Lực lượng chức năng đang nỗ lực lặn tìm trong dòng nước lạnh nơi thân đập. Sau vụ tai nạn kinh hoàng, công trình thủy điện Đăk Mi 1 đã tạm dừng thi công để lực lượng chức năng tìm kiếm công nhân mất tích và phục vụ điều tra. Các công nhân ngồi hàng dài trên những phiến đá, vẻ mặt mệt mỏi sau ngày dài hỗ trợ tìm kiếm đồng nghiệp.Dõi mắt theo những chiến sĩ công an lặn ngụp dưới hố nước sâu, anh N. (công nhân tại nhà máy thủy điện Đăk Mi 1) không khỏi xót thương cho những đồng hương Nghệ An vừa gặp nạn.Anh N. kể, bản thân thuộc đội thi công ban ngày, còn nhóm 5 người gặp nạn cùng nhiều công nhân khác được phân công làm ca đêm. Tối hôm trước, các công nhân này đang thực hiện đổ bê tông trên phần thân đập.Khoảng hơn 3 giờ ngày 31.12, khi đang ngủ trong chòi, anh N. cùng nhiều công nhân khác nghe một tiếng động lớn như nổ mìn. Ngay sau đó, anh N. cùng nhiều công nhân khác chạy ra thì thấy mảng bê tông lớn từ độ cao khoảng 50 m rớt xuống chân đập. Nhóm 4 công nhân đang thi công rơi theo mảng bê tông dài khoảng 20 m. Một công nhân đứng dưới cũng bị bê tông rớt xuống, tử vong.Theo ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện ủy Đăk Glei, trước mắt huyện hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 5 triệu đồng, đề nghị chủ đầu tư lo toàn bộ chi phí về quê, tiến hành mai táng. Dự án thủy điện Đăk Mi 1 là dự án tư nhân có quy mô lớn tại H.Đăk Glei. Tiến độ công việc hiện đã đạt được khoảng 85%, sau khi hoàn thành sẽ đóng góp rất lớn vào kinh tế của địa phương. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, không có sự việc đáng tiếc tương tự, trước mắt huyện đề nghị dừng hoạt động dự án, rà soát lại toàn bộ khâu an toàn lao động. Khi đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối mới cho hoạt động trở lại.Kiểm tra tại hiện trường, ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum, cho biết sau khi nắm được thông tin, sở đã liên hệ với Huyện ủy Đăk Glei chủ động chỉ đạo, triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ. Cùng với đó, phối hợp với lực lượng công an huyện kiểm tra hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.Đặc biệt, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đã báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum để chỉ đạo công an tỉnh tăng cường phối hợp xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; Sở LĐ-TB-XH tỉnh tổ chức cuộc thanh tra liên ngành xác định rõ nguyên nhân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động; đơn vị chủ đầu tư sớm có phương án để hỗ trợ gia đình nạn nhân, chủ động phương án mai táng, biện pháp hỗ trợ đời sống cho người nhà nạn nhân. "Đối với trường hợp 2 người chưa tìm thấy thi thể, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo công an tỉnh tăng cường công tác tìm kiếm trong thời gian sớm nhất", ông Nhất nói. Ông Đỗ Xuân Hiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, cho biết trước mắt đơn vị thi công hỗ trợ cho gia đình mỗi nạn nhân 100 triệu đồng chi phí an táng, liên hệ với thân nhân những người đã mất để đưa thi thể về quê, tổ chức thăm viếng, hỗ trợ hoàn toàn phần an táng cho nạn nhân và động viên thân nhân bớt đau buồn. Sau đó, đơn vị thi công sẽ làm việc để tiếp tục bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Người dân, du khách 'đưa 2 tay ủng hộ' lưu thông 1 chiều quanh chợ Hàn
Chiều 15.1, TAND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xét xử vụ án Hạc Thành Tower. Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, bị cáo buộc là người chịu trách nhiệm trong việc quyết định giá giao đất của Công ty TNHH MTV Sông Mã trong quá trình thực hiện cổ phần hóa; ký Quyết định số 4562/QĐ-UBND ngày 23.12.2013 về phê duyệt tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước của Công ty CP Sông Mã (tên sau cổ phần hóa) là 21 triệu đồng/m2 trái pháp luật, ký quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp tại thời điểm Công ty TNHH MTV Sông Mã chính thức chuyển thành công ty cổ phần, xác định giá trị thực tế doanh nghiệp không bao gồm giá trị khu đất số 3 Phan Chu Trinh tại thời điểm giao đất, gây thiệt hại cho nhà nước.Tại phần xét hỏi chiều nay, trình bày trước Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Nguyễn Đình Xứng khẳng định ông không hề biết việc xác định giá đất của dự án Hạc Thành Tower năm 2013 mức 21 triệu đồng/m2 là sai.Bị cáo Nguyễn Đình Xứng lý giải, thời điểm năm 2013 ông mới được bổ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khi đang làm Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa, nên không được tiếp cận hồ sơ vụ việc giao đất, xác định giá đất của dự án Hạc Thành Tower từ đầu, vì dự án có từ năm 2009. Do đó, bị cáo Xứng không đồng tình khi cáo trạng xác định ông "biết sai nhưng vẫn làm"."Tôi không đồng tình khi cáo trạng nói tôi biết sai nhưng vẫn làm, thời điểm đó tôi không biết là sai, cái này nó liên quan đến đạo đức. Tôi làm phó chủ tịch tỉnh thì được phân công theo dõi giá cả, nhưng hồ sơ từ đầu không được tiếp cận. Khi xem hồ sơ trình, các cơ quan tham mưu chỉ nói rằng năm 2009 hội đồng đã phê duyệt, nên không cần xem lại giá đất nữa", bị cáo Xứng nói.Bị cáo Xứng cũng khẳng định trước tòa rằng ông không vụ lợi, không có quan hệ tình cảm với những lãnh đạo của doanh nghiệp được giao đất."Tôi và các anh ở đây không có động cơ gì cả. Động cơ vụ lợi không có, động cơ tình cảm tôi cũng không có. Anh Hướng (bị cáo Đinh Xuân Hướng - PV), anh Sơn (bị cáo Nguyễn Mạnh Sơn - PV) thì sau này tôi mới biết chứ lúc đó không hề quen biết. Tôi nhận trách nhiệm mình cũng thiếu hiểu biết, nên đề nghị HĐXX chỉ xem xét tôi hành vi thiếu trách nhiệm thì tôi chấp nhận", bị cáo Xứng nói.Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Nguyễn Đình Xứng về việc ký quyết định về xác định giá đất và các văn bản liên quan đến dự án Hạc Thành Tower ông có biết phải căn cứ theo quy định nào không?Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Đình Xứng nói: "Tôi cũng không nắm được, vì công việc nhiều, chỉ thấy năm 2009 đã phê duyệt rồi, đã yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền rồi, nên không có yêu cầu giải trình thêm vấn đề gì về giá đất".